VĂN HÓA KHẤT THỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/196Tóm tắt
Khất thực là một nét văn hóa đẹp có tính truyền thống, gắn liền với hình ảnh của những tu sĩ Phật giáo Nam tông (Phật giáo Nguyên thủy hoặc Theravāda*) nói riêng và những tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam nói chung. Khất thực giúp mỗi người tu hành thúc liễm thân tâm, trau dồi phẩm hạnh, diệt trừ ba độc Tham, Sân, Si và gieo nhân duyên lành với tất cả mọi người. Hình ảnh những vị xuất gia ôm bình bát đi khất thực trở nên gần gũi, giản dị, không đặt mình ở địa vị cao, không tích lũy của cải, tài sản, bạc vàng, xả buông tất cả. Đã đi khất thực không có gì để ngã mạn, kênh kiệu, tự cao với cuộc đời. Nói cách khác, đây là pháp tu với hạnh nguyện dấn thân nhằm hoàn thiện bản thân mỗi tu sĩ và giúp cho tha nhân thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn những giá trị cốt lõi của đạo Phật - một tôn giáo lớn đã đồng hành và xuyên suốt hàng ngàn năm qua trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, tình trạng giả sư đi khất thực đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc, điều này làm ảnh hưởng tới những người tu hành chân chính. Theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, không cho phép các nhà sư đi khất thực và nếu nhà sư nào có tâm nguyện tái hiện lại hình ảnh đức Phật đi gieo duyên phải nhận được sự cho phép của Giáo hội. Trong bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm, nguồn gốc của khất thực và các vấn đề khác có liên quan để từ đó có những nhìn nhận khách quan và đúng đắn hơn về nội dung này.
Tài liệu tham khảo
Bình, T. H. (2017). Khái luận lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Phương Đông.
Các, T. N. (2014). Khất thực – Nét văn hóa tôn giáo Ấn Độ thời cổ đại. Tạp chí Tri thức Phật giáo, số 12.
Chính, D. (2022). Veda Upanishad - Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật.
Chương, T. G. M. (2019, 27/12). Nét đẹp của truyền thống khất thực. Truy cập 15/12/2020, website: https://phatgiao.org.vn.
Huệ, M. (2019). Đại Phật Sử - Mahā Buddhavaṃsa (Tập 2). Hà Nội: Nxb. Hồng Đức.
Hỷ, N. T. (2021). Đại cương lịch sử và văn hóa Ấn Độ. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.
Khánh, P. K. (2009). Đức Phật và Phật pháp. Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Khanh, T. (2020). Từ điển Pāli – Từ nguyên và giải tự. Hà Nội: Nxb. Hồng Đức.
Kinh tạng Nam truyền. (2014). Trung Bộ Kinh (tập 2). Tài liệu in và dịch nội bộ.
Lành, M. (2013, 28/9). Truyền thống khất thực. Truy cập 16/12/2020, website: https://thuvienhoasen.org.
Nārada Mahā Thera. (1998). The Buddha and his teachings. The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation Taipei, Taiwan.
Thắng, T. T. (2019, 24/5). Khất thực đúng pháp. Truy cập 15/12/2020, website: http://www.phattuvietnam.net.
Thát, L. M. (1999). Lịch sử Phật giáo Việt Nam I. Huế: Nxb. Thuận Hóa.
Thát, L. M., & Sỹ, T. (2019). Dẫn vào tuệ giác Phật. TP. Hồ Chí Minh: Nxb. Hồng Đức.
Thông, N. V. (2006). Phật giáo Nam tông ở Thừa Thiên Huế. Tài liệu lưu hành nội bộ.
Tử, P. V. (2014). Khất thực – Một phép tu truyền thống của đạo Phật. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5.
Tỳ khưu Hộ Pháp. (1999). Gương bậc xuất gia. Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.
Vân, Y. (2011, 19/3). Vài nét về truyền thống khất thực trong đạo Phật. Truy cập 15/12/2020, website: https://giacngo.vn.