BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH - NHÌN TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/179Tóm tắt
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Trong chủ trương chung đó, vấn đề gắn giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với phát triển kinh tế du lịch vùng dân tộc miền núi đang nổi lên như một yêu cầu bức thiết. Bởi vì, nếu giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy nhiên, trên thực tế, việc gắn kết giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng hiện nay vẫn đang còn nhiều hạn chế, vướng mắc; chưa khai thác, phát huy được lợi thế tiềm năng sẵn có; thậm chí ở một số địa phương còn chưa nhìn nhận, quan tâm đúng mức. Thực tế này cũng đang là câu chuyện rất cần được nhìn nhận ở Nghệ An - địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên một địa bàn rộng lớn với rất nhiều tiềm năng phát triển.
Tài liệu tham khảo
Anh, N. (2022, 30/11). Lai Châu: Bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng.
Chính phủ. (2011). Công tác dân tộc. Nghị định số 5/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011.
Chính phủ. (2020). Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2009 của Quốc hội về Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết số 12/NQ-CP, ngày 15/2/2020.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001, 2006, 2011, 2016, 2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, XIII. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. (2018). Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.
Lợi, L. V. (2017). Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Mã số: CTDT.10.17/16-20.
Quốc hội. (2019). Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019.
Thắng, Đ. X. (2022). Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay. Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn, ngày 06/08/2022.
Thành, N. L. (2014). Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.
Thủy, T. T. (2021, 25/11). Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạp chí điện tử Cộng sản.
Tỉnh ủy Nghệ An. (2020). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Nghệ An, & Trường Chính trị. (2018). Tập bài giảng Tình hình, nhiệm vụ của Tỉnh Nghệ An (Thuộc chương trình TCLLCT-HC). Hà Nội: Nxb. Lý luận Chính trị.
Trinh, K. (2022, 24/12). Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Tạp chí Người làm báo điện tử.
UBND tỉnh Nghệ An, & Ban Dân tộc. (2021). Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc năm 2020, phương hướng năm 2021.