https://jemr.vn/index.php/journal/issue/feedTạp chí Nghiên cứu Dân tộc2024-11-21T15:18:09+00:00Trần Công Hiếuhieutc@hvdt.edu.vnOpen Journal Systems<p>Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (VJEMR) là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận của Học viện Dân tộc Việt Nam (VAEM), Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép số 1421 ngày 31 tháng 8 năm 2011 và có mã số chuẩn quốc tế ISSN 0866 - 773X. Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số được xuất bản định kỳ 04 kỳ/năm nhằm mục đích: Thông tin kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; Cung cấp cơ sở khoa học, lý luận để các cơ quan, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách và hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; Tạo diễn đàn trao đổi thông tin khoa học, nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc. Để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc thiểu số đều trải qua một quy trình chặt chẽ, khách quan bởi các nhà khoa học và chuyên gia có uy tín. đầu ngành trong lĩnh vực công tác dân tộc của Việt Nam và thế giới.</p>https://jemr.vn/index.php/journal/article/view/360ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY2024-10-23T06:59:06+00:00Anh Phan Duyphanduyanh@hcmut.edu.vn<p>Công tác tư tưởng của Đảng là hoạt động nhằm xây dựng Đảng về trí tuệ, tư tưởng - chính trị, góp phần bảo đảm cho Đảng luôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, đủ năng lực lãnh đạo đối với toàn xã hội. Ở các cơ sở giáo dục đại học - nơi cung cấp nguồn nhân lực, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao kiến thức, công nghệ mới, cung cấp kỹ năng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho đất nước - công tác tư tưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình trong nước cũng như thế giới, đặc biệt với sự chuyển giao thế hệ thanh niên, sinh viên mới (thế hệ Z), công tác tư tưởng của Đảng trong các trường đại học đang đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải đổi mới mạnh mẽ. Bài viết này tập trung phân tích đổi mới nội dung và phương thức công tác tư tưởng của Đảng trong trường đại học hiện nay.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/369ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY2024-11-13T04:46:32+00:00Đỗ Thị Thanh Hươngdothithanhhuong.eso@gmail.com<p>Chủ nghĩa thực dụng với tư cách là một trường phái triết, do vậy, việc nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng góp phần làm rõ những nội dung có giá trị tích cực trong lý luận của hệ thống triết học này. Trong giới hạn bài viết, tác giả trình bày khái quát sự hình thành, quá trình phát triển, nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực dụng với tính hai mặt của nó trong triết học và sự du nhập của chủ nghĩa thực dụng vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống của sinh viên và biểu hiện của lối sống thực dụng trong sinh viên đại học hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp định hướng lối sống lành mạnh cho sinh viên.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/354GIÁO DỤC VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2024-10-16T01:40:53+00:00Khuê Phạm Đìnhkhuepd@hau.edu.vn<p>Văn hóa học đường là những gì đang diễn ra trong trường học, được sử dụng để vận hành nhà trường - khi đạt tới chuẩn và các giá trị thì đó là văn hóa học đường. Giáo dục văn hóa học đường chính là nền tảng để rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất cho thế hệ trẻ (thanh niên, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước). Đặc biệt, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, một trong các khâu đột phá được Đảng ta xác định: “Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam”.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/372GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP2024-11-13T04:54:16+00:00Đặng Thị Kim Anhdangthikimanh@tdtu.edu.vn<p>Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên là nội dung, biện pháp quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện giáo dục toàn diện giữa trang bị kiến thức với rèn luyện phẩm chất, văn hóa, ứng xử cho thế hệ tương lai của đất nước, góp phần xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá XI (ngày 09/6/2014). </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/342KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI NGỮ PHÁP THƯỜNG GẶP TRONG HỌC TIẾNG PHÁP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN2024-09-16T13:35:49+00:00Nguyễn Thu Thủythuynguyenapp2@gmail.com<p>Ngữ pháp tiếng Pháp được xem là vô cùng phức tạp và là rào cản lớn nhất đối với những người học tiếng Pháp. Các sinh viên mới học tiếng Pháp tại Học viện Cảnh sát nhân dân thường mắc nhiều lỗi ngữ pháp cơ bản như: lỗi chia động từ, lỗi trật tự từ, cấu trúc ngữ pháp không đúng... Nguyên nhân của những lỗi này có thể là do thói quen văn hóa, người học không có ý thức sửa lỗi hoặc do sự không tương thích về trật tự ngữ pháp giữa tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) và tiếng Pháp.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/348THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ2024-10-02T04:11:16+00:00Tuyến Khuất Hữu Anhhello@williens.comSơn Huỳnh Vănsonhv@hcmue.edu.vn<p>Tình hình quản lý và đào tạo tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ hiện đang đối diện với nhiều thách thức đáng kể. Cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trang thiết bị và môi trường học tập cần được nâng cấp. Chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào lý thuyết Phật học căn bản, trong khi phần thực hành còn hạn chế, dẫn đến việc thiếu các kỹ năng thực tiễn trong đào tạo Tăng Ni sinh. Đội ngũ giáo sư có chuyên môn tốt, nhưng số lượng giáo sư có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm chưa đủ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy cần được đổi mới để phù hợp với yêu cầu thời đại, trong khi sự hỗ trợ về tài nguyên học liệu và hạ tầng trực tuyến vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu. Hơn nữa, sự tác động của các yếu tố bối cảnh xã hội và văn hóa đã làm gia tăng thách thức trong việc quản lý và triển khai chương trình đào tạo. </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/374GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐỨC - TRÍ - THỂ CHO THANH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG2024-11-13T04:59:22+00:00Hoàng Thị Mai Sahoangsa82@gmail.com<p>Gia đình Phật tử được biết đến như là một hội đoàn Phật giáo ra đời từ phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. Mục đích của hội đoàn Phật giáo này nhằm giáo dục Phật tử trẻ thành những người Phật tử chân chính, phụng sự đạo pháp và dân tộc. Tại Đà Nẵng, gia đình Phật tử hình thành từ thập niên 50 của thế kỷ XX, trải qua nhiều thăng trầm, tính đến đầu thế kỷ XXI vẫn luôn hiện hữu, lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu của con người trong xã hội có nhiều đổi thay hiện nay, đặc biệt là nhu cầu giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên. Bài viết nghiên cứu các hoạt động của tổ chức gia đình Phật tử tại Đà Nẵng nhằm giáo dục giá trị Đức - Trí - Thể cho thanh thiếu niên Phật tử trong bối cảnh văn hóa - xã hội đương đại. </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/365TIẾP CẬN VĂN HÓA TỪ HỆ THỐNG ĐỊA DANH TIẾNG DÂN TỘC TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN - Nghiên cứu trường hợp các dân tộc Ê-đê, Jrai, Mnông ở tỉnh Đắk Lắk2024-11-13T04:33:58+00:00Nguyễn Thị Bích ThuThuntb@hvdt.edu.vn<p>Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng; là một vùng văn hóa rộng lớn và có những đặc trưng riêng so với các vùng văn hóa khác do điều kiện về lịch sử, địa hình, địa lý,… Ở Tây Nguyên có hơn 10 dân tộc tại chỗ, cơ bản thuộc hai nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer và nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Do đó, giữa các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ sẽ có những điểm tương đồng nhất định về ngôn ngữ, văn hóa. Địa danh đặt bằng tiếng dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên - là một thành tố của văn hóa - chiếm tỷ lệ áp đảo so với địa danh bằng tiếng Việt. Thông qua hệ thống địa danh, chúng ta có thể lý giải nhiều vấn đề về văn hóa các dân tộc ở đây. Bài viết này sẽ nghiên cứu điểm trường hợp hệ thống địa danh bằng tiếng Ê-đê, Jrai, Mnông - các dân tộc tại chỗ ở tỉnh Đắk Lắk và rút ra một số kiến giải về nhà ở, ẩm thực, trang phục, nghề truyền thống, tín ngưỡng của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/370VĂN MIẾU SƠN TÂY VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KHOA BẢNG SƠN TÂY2024-11-13T04:48:28+00:00Dương Thị Thu Hàhadtt.vtnt@vnu.edu.vn<p>Dấu tích Văn miếu Sơn Tây hiện ở xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn vinh những nhà khoa bảng, những người đại diện tiêu biểu nhất cho tinh thần hiếu học của xứ Đoài - vùng đất địa linh nhân kiệt. Trải qua năm tháng, cùng với những cuộc chiến tranh, sự tàn phá, Văn miếu Sơn Tây hiện chỉ còn dấu tích. Trước thực tiễn đó, việc nghiên cứu Văn miếu Sơn Tây và việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản khoa bảng Sơn Tây có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điều này góp phần khẳng định, chứng minh một địa chỉ tiêu biểu của kho bảo tàng văn hóa xứ Đoài, giáo dục, tôn vinh truyền thống hiếu học cho các thế hệ về một Sơn Tây - Xứ Đoài vốn là đất học với nhiều nhà khoa bảng lừng danh.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/352BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI RA-GLAI Ở HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN2024-10-15T02:25:10+00:00Hòa Đàng Nănghoa.dn@ou.edu.vnThúyluuthuy3690@gmail.com<p>Người Ra-glai có một nền văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu như: kiến trúc nhà mồ, nhà ở, hệ thống nghi lễ, lễ hội, sử thi, âm nhạc, dân ca dân vũ… Trong đó, âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng cũng như trong các nghi lễ, lễ hội của tộc người Ra-glai. Nội dung chính trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến vai trò của nhạc cụ trong đời sống tinh thần của người Ra-glai. Đồng thời, nêu lên thực trạng bảo tồn và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hệ thống nhạc cụ của tộc người Ra-glai trong giai đoạn hiện nay.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/355KHÔI PHỤC VÀ KHUYẾN KHÍCH CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH2024-10-16T03:03:44+00:00Thủy Nguyễn Thị Thânthuyntt@hvdt.edu.vn<p>Trong thời đại phát triển như ngày nay, bảo tồn và gìn giữ những di sản về lịch sử, văn hoá, nghề truyền thống của cha ông để lại là điều vô cùng quan trọng. Những di sản ấy tạo nên tính khác biệt và đặc thù của mỗi quốc gia. Đồng thời, giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về cội nguồn, lịch sử phát triển và những giá trị đặc trưng của dân tộc Việt Nam, điều đó được thể hiện rõ nét qua những công trình kiến trúc, hiện vật, ngành nghề... mà thế hệ đi trước đã để lại. Việc trân trọng, gìn giữ và bảo vệ những di sản này luôn cần được quan tâm đúng mực bởi đây chính là sự kết nối giữa các thế hệ trong quá khứ với hiện tại và tương lai.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/367QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY2024-11-13T04:40:06+00:00Hội administratorvuminhndvn@gmail.com<p>Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng văn hóa tâm linh có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay. Ở đó ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa của gia đình, dòng họ; biểu hiện niềm tin của cộng đồng ấy. Bài viết nhằm làm rõ vấn đề con người trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam dưới góc độ triết học. Từ đó, góp phần cơ sở lý luận, thực tiễn để xây dựng, phát triển con người theo đúng quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/363TÌM HIỂU ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TỈNH CAO BẰNG2024-11-13T04:24:46+00:00Thảophuongthaobp82.vt@gmail.com<p>Lễ cưới là một trong những sự kiện quan trọng trong chu kỳ đời người. Do đó, đám cưới không chỉ là ngày hạnh phúc của đôi trẻ, niềm vui và niềm tự hào của cha mẹ, anh em dòng họ mà còn là dịp sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng làng bản. Vì vậy, quy trình tổ chức lễ cưới cho con cái được họ hết sức coi trọng cả về nội dung và hình thức; coi đó là cơ sở đầu tiên tạo nên gia đình bền vững. Nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa, phong tục cưới xin của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng cũng đã và đang có sự biến đổi đáng kể. Đến nay, trình tự tiến hành các bước trong đám cưới đã và đang thay đổi theo chiều hướng đơn giản, gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn dễ dàng nhận diện được nét đặc trưng nhóm tộc người qua các nghi lễ, nghi thức riêng trong đám cưới của họ.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/378BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 20302024-11-13T05:11:33+00:00Hầu A Lềnhhaualenh@cema.gov.vn<p>Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung cơ bản, được ghi nhận và bảo vệ trong các văn kiện quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người. Trong đó, việc bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả Nhà nước và xã hội; đặc biệt điều đó đã được thực hiện qua Hiến pháp, nhiều quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo đảm quyền con người trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/368QUAN HỆ KINH TẾ PHÍA NỘI BIÊN GIỮA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC2024-11-13T04:42:46+00:00Bùi Bích Lanbuibichlan@gmail.com<p>Lịch sử cho thấy, quan hệ giữa đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta có lúc thăng, lúc trầm, song sự hòa hợp, thống nhất, cùng chung lưng, đấu cật trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là chủ đạo. Ở vùng biên giới Việt - Trung hiện nay, xu thế liên kết, lệ thuộc, tương trợ lẫn nhau trong quan hệ kinh tế càng làm thắt chặt hơn khối đại đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số phía nội biên. Những mối quan hệ này đang trở thành một nguồn vốn xã hội quan trọng, cần thiết và tất yếu của các tộc người vùng biên. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện nay, giữa các tộc người cũng đang nảy sinh những mối quan hệ mới, ảnh hưởng không tích cực đến trật tự xã hội địa phương, đến an ninh quốc phòng vùng biên cũng như truyền thống đoàn kết, tương trợ, sẻ chia.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/364NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA PHỤ NỮ, TRẺ EM VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI2024-11-13T04:28:05+00:00Trương Thị Thúy Hàhattt@vwa.edu.vnThủythuyhpvn19@gmail.com<p>Dựa trên kết quả khảo sát ban đầu dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, là một trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả làm rõ thực trạng nhận thức về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người uy tín và người dân cộng đồng, đồng thời xác định những vấn đề cấp thiết hiện nay đối với phụ nữ, trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/371TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY2024-11-13T04:51:15+00:00Nguyễn Thẩm Thu Hànguyenthamthuha83@gmail.com<p>Tri thức địa phương chứa đựng những bài học về cách ứng xử cần thiết của con người với môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển. Đó cũng là những quy tắc ứng xử của cá nhân, của cộng đồng và các cộng đồng với nhau. Tri thức địa phương là cơ sở của sự hiểu biết về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, chăm sóc sức khỏe, quản lý xã hội…, đồng thời cũng là di sản văn hóa quý giá tạo nên bản sắc riêng của mỗi tộc người. Bài viết này sẽ tập trung phân tích các giá trị của tri thức địa phương trong sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đối với các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và gợi mở những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của nó, góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/377NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI HIỆN NAY2024-11-13T05:09:17+00:00Trần Việt Hưngtranviethung80@gmail.comTrần Ngọc Ngânnganhvct683@gmail.com<p>Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; đồng thời là quan điểm nhất quán của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các kỳ đại hội. Trước diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, cần nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước ta phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Bài viết tập trung làm rõ chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/349MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM - SÁNG TẠO CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TRONG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC2024-10-14T02:55:17+00:00Hồng Đào Thị Bíchdaobichhong@hcmut.edu.vn<p>Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, từ khi Đảng ra đời, những dấu mốc lịch sử vĩ đại của dân tộc đều có dấu ấn lớn lao của Mặt trận, một tổ chức được thành lập bởi sự sáng tạo của Đảng, nhằm nêu cao tinh thaần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, với đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, có sự ra đời và đóng góp to lớn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Bài viết tập trung làm rõ sự ra đời và sứ mệnh lịch sử của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước ở miền Nam; làm chủ vùng giải phóng rộng lớn, xây dựng hậu phương tại chỗ; tăng cường hoạt động đối ngoại nhằm đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, góp phần cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/366HIỆU QUẢ TỪ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM2024-11-13T04:37:09+00:00Nguyễn Hồng Hảihainh@hvdt.edu.vnTrinhtrinhnt@hvdt.edu.vnHiếuhieutc@hvdt.edu.vn<p>Bảo tồn và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người ở nước ta nói chung và đối với các dân tộc rất ít người ở tỉnh Kon Tum nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chiến lược của Đảng và Nhà nước. Bài viết trình bày khái quát điều kiện tự nhiên và địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số rất ít người, chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người, hiệu quả của việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người ở tỉnh Kon Tum,… từ đó làm rõ nội dung nghiên cứu này. </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/373HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH2024-11-13T04:56:56+00:00Lê Ngọc Huynhhuynhathno@gmail.com<p>Trong xu thế quốc tế hóa kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc đã khôi phục và đẩy mạnh hợp tác song phương, trong đó đặc biệt chú trọng thúc đẩy và mở rộng hợp tác thương mại ở khu vực biên giới. Dưới sự định hướng của Chính phủ hai nước nên kinh tế ở khu vực cửa khẩu phát triển sôi động, tạo ra việc làm, thu nhập cho người dân. Người Hoa ở thành phố Móng Cái ngày càng tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực phi nông nghiệp như làm thuê, buôn bán, kinh doanh nhỏ, công nhân... Các hoạt động này giúp họ nâng cao mức sống, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra vấn đề an ninh lương thực, sinh kế bền vững trước những thay đổi của chính sách, chính trị vùng biên cho người dân. </p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/375GIẢI PHÁP ĐƯA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN ĐÓNG GÓP VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG2024-11-13T05:02:46+00:00Nguyễn Thị Phương Yếnphuongyenkhxh@gmail.com<p>Với lợi thế gần hai đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, vì vậy huyện Đức Hòa tỉnh Long An đã tận dụng phát triển loại hình du lịch ngắn ngày, du lịch cuối tuần phục vụ nhu cầu của cư dân hai đô thị này. Để đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch của địa phương hướng đến đối tượng khách du lịch ngắn ngày, du lịch cuối tuần, các di tích lịch sử trên địa bàn cần được đầu tư hơn về mặt hiện vật trưng bày; liên kết với các điểm du lịch khác để trở thành những tuyến điểm thích hợp với từng nhóm đối tượng khách du lịch; có lịch thuyết minh cố định tại di tích vào cuối tuần; đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ, khang trang; thông tin, tuyên truyền, quảng bá di tích và tuyến điểm rộng rãi trên các phương tiện truyền thông; kết hợp với các điểm bán hàng, nhà hàng để quảng bá những món ăn, đặc sản của địa phương để thu hút du khách đến thăm quan và nghỉ lại tại địa phương.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/353PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY2024-10-15T02:30:52+00:00Vinh Nguyễn Thếthevinhbtg1986@gmail.com<p>Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn đóng vai trò quyết định quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Bình Dương là một tỉnh công nghiệp phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cho nên việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một yêu cầu cấp bách cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh hiện nay.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộchttps://jemr.vn/index.php/journal/article/view/351QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI KHƠ MÚ TRONG CHĂN NUÔI HIỆN NAY - Nghiên cứu trường hợp tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An2024-10-15T01:55:04+00:00Ngọc Đặng Minhdmngoc@gmail.com<p>Quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các hộ gia đình người Khơ mú ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phát triển các hoạt động sinh kế, trong đó có hoạt động chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Bài viết xem xét các mối quan hệ xã hội của các hộ gia đình người Khơ mú trong chăn nuôi gia súc thể hiện trong mối quan hệ với hệ thống thú y, thị trường, sự hỗ trợ của chính quyền và các mối quan hệ này có tác động như thế nào tới hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình người Khơ mú. Vai trò của quan hệ xã hội của các hộ gia đình trong từng hoàn cảnh sẽ cho thấy khả năng chuyển đổi hình thức chăn nuôi của người dân. Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ đặc trưng quan hệ xã hội của các hộ gia đình người Khơ mú trong chuyển đổi hình thức chăn nuôi ở bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn và bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.</p>2024-11-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc