YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Các tác giả

  • Hoàng Đức Thành Học viện Phòng Không - Không quân
  • Phạm Đình Chiến Học viên Biên phòng
  • Nguyễn Duy Dũng Học viện Dân tộc

Tóm tắt

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta phải coi trọng việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vì “văn hóa là mục tiêu và động lực để xây dựng, phát triển bền vững…”. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Thực hiện chủ chương đó, nhiều giá trị văn hóa tuyền thống, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn, giữ gìn và phát huy; trong đó các phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giá, hoạt động tâm linh của nhân dân được quan tâm. Quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện; đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ ngày càng trưởng thành. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang dần mai một và biến đổi, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Vì lẽ đó, chúng ta cần có những giải pháp, biện pháp cơ bản, đồng bộ để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần hiệu quả cho việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-09-26

Số

Chuyên mục

CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC