PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ GẮN VỚI QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI BA NA Ở XÃ SƠN LANG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/452Tóm tắt
Phát triển các mô hình kinh tế gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) là vấn đề được quan tâm từ nhiều năm nay, nhất là ở khu vực Tây Nguyên. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại cộng đồng người Ba Na ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho thấy việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế gắn với QLBVR không chỉ là định hướng của Nhà nước, của chính quyền địa phương, của các cơ quan quản lý rừng, mà còn là nguyện vọng tha thiết của người dân địa phương. Qua khảo sát các mô hình kinh tế liên quan đến rừng hiện có ở xã Sơn Lang, dựa trên việc phân tích các dữ liệu thứ cấp và thảo luận với các bên liên quan từ chính quyền địa phương, cơ quan quản lý rừng, người dân chủ thể. Bài viết này đi vào phân tích các mô hình phát triển kinh tế gắn với rừng qua đó đưa ra một số ý kiến thảo luận nhằm bổ sung, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế gắn với QLBVR cho người dân tộc Ba Na đang sinh sống trên địa bàn
Tài liệu tham khảo
Bình, H. T. (2011). Điều tra khảo sát các loài cây cho chất nhuộm ở Lâm Đồng và khả năng ứng dụng của nó trong ngành nhuộm dệt vải thổ cẩm của đồng bào DTTS bản địa. Báo cáo Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh. Lâm Đồng.
Con, T. V. & cộng sự (1999). Nghiên cứu các đặc trƣng của hệ canh tác nương rẫy và sự tham gia của cộng đồng dân Bahnar trong sử dụng, quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên ở tỉnh Gia Lai (Trường hợp hai xã Sơn Lang và Sơ Pay, huyện K‘Bang). Báo cáo tổng kết đề tài, Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP). Hà Nội.
Con, T. V. (2001). Canh tác nương rẫy và vấn đề tham gia quản lí, bảo vệ rừng tự nhiên của đồng bào Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, chuyên đề canh tác nương rẫy, số 3/2001, trang 28-44.
Cư, L. Đ. (2015). Nghiên cứu tri thức bản địa trong sử dụng và bảo tồn tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn bản sắc dân tộc của cộng đồng các DTTS ở khu vực Tây Nguyên. Đề tài Khoa học và Công nghệ, Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, KHCN-TN3/11-15, Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
Dũng, L. V. (2013). Nghiên cứu, tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loại rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh.Lâm Đồng.
Dư, N. V. (2015). Điều tra nghiên cứu các cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên và các biện pháp bảo tồn. Báo cáo đề tài khoa học TN3/T10 thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”, Mã số KHCN-TN3/11-15 (Chương trình Tây Nguyên 3).
Đệ, P. V. (2011). Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu tỉnh Lâm Đồng và định hướng phát triển một số loài đặc hữu và có giá trị kinh tế cao. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh. Lâm Đồng.
Hải, V. Đ., & cộng sự. (2003). Canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy ở Việt Nam. Nghệ An: Nxb. Nghệ An.
Sâm, Đ. Đ., & cộng sự. (2001). Điều tra, đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh Tây Nguyên. Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, chuyên đề canh tác nương rẫy, số 3/2001, tr.3-14.
Thanh, B. V. & cộng sự. (2020). Phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa khu vực Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, số 4, tr.45-48.