PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PIANO CHO TRẺ EM

Các tác giả

  • Đỗ Thị Thúy Hiền Trung tâm Music Talent

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/448

Tóm tắt

Bài viết phân tích các phương pháp giảng dạy piano hiệu quả, đặc biệt là phương pháp trình diễn tác phẩm và hướng dẫn thực hành - luyện tập, hai phương pháp quan trọng giúp trẻ phát triển kỹ thuật chơi đàn và cảm nhận âm nhạc. Việc học piano không chỉ giúp trẻ phát triển năng lực âm nhạc mà còn có vai trò quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và đạo đức. Qua quá trình luyện tập và biểu diễn, trẻ học được sự kiên nhẫn, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, âm nhạc còn giúp trẻ phát triển cảm xúc, tăng cường sự tự tin và khả năng giao tiếp xã hội. Ngoài ra, học piano cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, đặc biệt là khả năng tư duy logic, tập trung và ghi nhớ. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc trong việc xây dựng nhân cách và tạo nền tảng văn hóa cho trẻ em. Từ đó, khẳng định rằng dạy học piano không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kỹ năng chơi đàn mà còn mang lại lợi ích toàn diện cho sự phát triển của trẻ em

Tài liệu tham khảo

Anh, N. M. (2007). Sự phát triển nghệ thuật Piano Việt Nam. Luận án tiến sĩ Nghệ thuật học.

Bình, N. L., & cộng sự. (2005). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp dạy và kỹ thuật dạy học. Hà Nội: Nxb. Đại học Sư phạm.

Bình, N. T. (2006). Lý luận giáo dục học Việt Nam. Hà Nội: Nxb: Đại học Sư phạm.

Chung, L. V., & cộng sự. (2016). Cẩm nang phương pháp sư phạm. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp.

Dũng, H. (2008). Phương pháp Hoa hồng (Methode rose). Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng.

Dũng, L. (2017). Piano cho thiếu nhi - Tuyển tập 220 tiểu phẩm nổi tiếng phần 1, 2, 3, 4. Hà Nội: Nxb. Dân trí.

Hòa, P. L. (2004). Phân tích tác phẩm âm nhạc. Hà Nội: Nxb. Âm nhạc.

Hộ, N. V. (2002). Lý luận dạy học. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.

Vượng, P. V. (2014). Giáo dục học. Hà Nội: Nxb. Đại học Sư phạm.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-04-01

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ