TÍN NGƯỠNG RỪNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ VÙNG TÂY NGUYÊN
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/393Tóm tắt
Rừng có mối quan hệ gắn bó mật thiết và không thể tách rời với các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên. Đối với họ, rừng như máu thịt, rừng là cội nguồn và có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tinh thần. Từ một thực thể tự nhiên, rừng được “thần thánh hóa,” mang sắc thái huyền bí và linh thiêng bao trùm lên đời sống con người, từ đó hình thành nên “tín ngưỡng rừng”. Chính vì vậy, các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên luôn có ý thức sâu sắc về việc bảo vệ rừng. Họ đã thiết lập một mối quan hệ gần gũi và tôn trọng rừng nói riêng và thiên nhiên nói chung; qua đó hình thành nên một lối ứng xử văn hóa với môi trường. Các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên cũng rất coi trọng việc trao truyền tín ngưỡng rừng cho các thế hệ mai sau, bao gồm tập tục thờ rừng/cúng rừng và các tri thức truyền thống về ứng xử với rừng, rộng hơn là thiên nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, rừng đang bị suy giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tín ngưỡng rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên. Vì vậy, cần có những chính sách và giải pháp giúp các dân tộc thiểu số tại chỗ của vùng bảo tồn và thực hành tín ngưỡng rừng. Bài viết tìm hiểu tín ngưỡng rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên cả trong truyền thống và trong bối cảnh rừng bị suy giảm hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Anh, Đ. V. (1996). Từ điển Hán Việt. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội.
Bi, T., & Vũ, B. M. (2006). Luật tục Ê Đê về bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước. Đắk Lắk: Sở Văn hóa - Thông tin.
Bi, T. & Vũ, B. M. (2009). Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc người Ê Đê, Mnông. Hà Nội: Nxb. Văn hóa dân tộc.
Biểu, U. T. (2022). Sống theo lý lẽ của rừng.https://nhandan.vn/song-theo-ly-le-cua-rung-post681516.html.
Dũng, N.D. (2019). Bảo vệ môi trường rừng và không gian văn hóa cộng đồng vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tạp chí Mặt trận, số 189+190 (Tháng 5+6).
Hải, M. T. (2002). Từ điển tôn giáo. Hà Nội: Nxb. Từ điển Bách khoa.
Hạnh, H. T. L. (2022). Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Luận án Tiến sĩ. Hà Nội: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Hóa, P. V. (2012). Hình tượng rừng trong sử thi Tây Nguyên. Tạp chí Ngôn ngữ, số 9.
Hoàng, P. X., & Nga, P. T. X. (2022). Rừng với đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 4 (48).
Quốc hội. (2017). Luật Lâm nghiệp. Luật số 16/2017/QH14.
Kim, N. V., & Tâm, H. T. (2019). Rừng và hệ sinh thái văn hóa rừng ở Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, tập 35, số 2.
Nhung, B. K. T. (2019). Luật tục Ba Na trong đời sống đương đại. Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng.
Nghĩa, Đ. T., & Anh, N. T. (2017). Một số tín ngưỡng dân gian trong đồng bào các dân tộc thiểu số góp phần tích cực xây dựng con người mới hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, số 18.
Ngọc, N. (2007). Nguyên Ngọc tác phẩm (tập 2). Hà Nội: Nxb. Hội Nhà văn.
Ngọc, N. (2008). Bằng đôi chân trần (bút kí). TP. Hồ Chí Minh: Nxb. Văn nghệ.
Phê, H. (2011). Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng.
Quynh, H. V. (2015). Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam: Qua Luật tục của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 31, số 3.
Thanh niên. (2019). Cuối năm, chiêm ngưỡng người Tây Nguyên cúng rừng.
https://thanhnien.vn/cuoi-nam-chiem-nguong-nguoi-tay-nguyen-cung-rung-185823463.htm.
Thịnh, N. Đ. (1998). Luật tục Mnông (tập quán pháp). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.
Thịnh, N. Đ, Sơn, C. T., & Thấu, N. H. (2001). Luật tục Ê Đê (Tập quán pháp). Hà Nội: Nxb. Văn hóa dân tộc.
Thịnh, N. Đ. (2011). Một số đặc trưng văn hóa Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 1.