SINH KẾ GẮN VỚI DU LỊCH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÙNG BẢY NÚI, TỈNH AN GIANG
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/387- Từ khóa:
- Sinh kế
- Du lịch
- Người Khmer
- Vùng Bảy Núi
- Tỉnh An Giang
Tóm tắt
Bảy Núi là một địa danh nổi tiếng và có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch tỉnh An Giang. Đây là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước nhờ vào phong cảnh đẹp và nền văn hóa đặc sắc của người Khmer. Người Khmer ở đây đã từng bước hòa nhập vào các hoạt động du lịch. Sinh kế gắn với du lịch của cộng đồng người Khmer vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, phần lớn tập trung vào các hoạt động, như: chở khách đi tham quan; kinh doanh ăn uống; du lịch làng nghề; dịch vụ lưu trú (homestay); bán hàng đặc sản, quà lưu niệm; làm thuê cho công ty du lịch; nhà vườn du lịch. Việc tham gia vào hoạt động sinh kế này của người Khmer do nhiều yếu tố tác động, như: chính sách của Nhà nước, kinh tế thị trường và sự nỗ lực nội thân của chính cộng đồng nơi đây. Người Khmer nơi đây dù gặp khó khăn, thách thức về nhiều mặt như vốn đầu tư và kinh nghiệm quản lý dịch vụ nhưng đã tích cực hòa nhập và phát triển các sinh kế gắn với du lịch nhằm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống
Tài liệu tham khảo
Cảnh, Đ. C., & Thi, N. T. A. (2018). Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 54(6), tr.148-157.
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2018.107.
Đào, T. A. (2016). Lễ hội đua bò của người Khmer ở Bảy Núi với phát triển du lịch tại An Giang. Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh.
Xuân, D. T. (2011). Nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch. Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyên, L. T. T. (2024). Nghiên cứu sinh kế và giảm nghèo của du lịch đối với hộ dân tộc thiểu số tỉnh An Giang. Luận án Tiến sĩ Du lịch, Trường Đại học Du lịch, Đại học Huế.
Hiệu, L. V. (2011). Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch. Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Long, N. T. (2021). Phát triển du lịch sinh thái gắn kết với văn hóa Khmer ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, số 54(6), tr.67-76.
https://doi.org/10.46242/jstiuh.v54i06.4217.
Trinh, N. T. T., & Cộng sự. (2024). Tiềm năng phát triển du lịch gắn với chùa Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, số 13(2), tr.123-129.
https://doi.org/10.54163/ncdt/311.
Vui, P. T. (2012). Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông, T. T., & Tiên, L. M. (2018). Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 54(4), tr.137-147.