GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CÁC DÒNG HỌ GỐC CHĂM TẠI ĐÀ NẴNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DÒNG HỌ CHẾ VĂN, PHƯỜNG BÌNH HIÊN, QUẬN HẢI CHÂU)

Các tác giả

  • Tăng Chánh Tín Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/34

Tóm tắt

Bên cạnh diện mạo của một thành phố trẻ, năng động ở ven biển miền Trung Việt Nam; thành phố Đà Nẵng còn được biết đến như một mảnh đất “đầu biển, cuối sông”, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Với vị trí địa lý đặc biệt cùng sự lắng đọng các trầm tích văn hóa, Đà Nẵng đã ghi đậm dấu ấn của mình trong hành trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Trước khi trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt, vùng đất Đà Nẵng ngày nay từng thuộc về vương quốc Chămpa. Thời gian qua đi, những dấu ấn văn hóa Chăm trên mảnh đất này đã có sự hòa quyện, giao thoa và tiếp biến cùng văn hóa Việt để trở thành nét đặc trưng trong văn hóa xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Một trong những đặc trưng đó là sự tồn tại của các dòng họ người Việt gốc Chăm tại Đà Nẵng. Qua khảo sát trường hợp dòng họ Chế Văn tại phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; bài viết này sẽ góp phần làm rõ những giá trị văn hóa độc đáo của các dòng họ gốc Chăm tại thành phố này.

Tài liệu tham khảo

Đầu, N. Đ. (2010). Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Dinh Quảng Nam. Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Inrasara. (2003). Văn hóa xã hội Chăm - Nghiên cứu và đối thoại. Nxb. Văn học.

Quốc sử quán triều Nguyễn. (1992). Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Quảng Nam. Nxb. Thuận Hóa.

Sơn, P. C. (2006). Văn hóa lễ tục ABC. Nxb. Văn hóa Dân tộc.

Tân, C. V. (2004). Tìm hiểu về họ của người Chăm, Tập san Tagalau 4. Nxb. Văn nghệ.

Tú, H. T. (2015). Có 500 năm như thế - Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử. Nxb. Đà Nẵng.

Vương, T. Q. (1991). Đô thị cổ Hội An. Nxb. Khoa học Xã hội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-03-20

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN