PHÂN TÍCH CƠ CẤU XÃ HỘI - DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở LÂM ĐỒNG HIỆN NAY VÀ KHUYẾN NGHỊ
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/339- Từ khóa:
- Cơ cấu xã hội
- Dân tộc thiểu số
- Lâm Đồng
Tóm tắt
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 47 dân tộc, trong đó, gồm dân tộc Kinh và 46 DTTS. Trong các DTTS của Lâm Đồng, có thể tạm phân chia thành hai nhóm: Các dân tộc gốc Tây Nguyên (gồm 3 dân tộc tại chỗ là K'ho, Mạ, Chu Ru và các dân tộc khác: M'nông, Ê đê, Raglai, Ba Na, Gia Rai,…) và nhóm các dân tộc di cư từ nơi khác đến (Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao). Bài viết tập trung phân tích một số yếu tố cấu thành cơ bản của cơ cấu – xã hội dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Thành phần dân tộc, phân bố dân cư, cơ cấu nghề nghiệp, trình độ giáo dục, nghèo đa chiều, tôn giáo, tín ngưỡng,… trong cộng đồng các DTTS của địa phương. Từ đó, bài viết khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách, quản lý xã hội một số vấn đề cần quan tâm nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững vùng DTTS của Lâm Đồng, bao gồm cả củng cố và giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương
Tài liệu tham khảo
Chiến, L.M & Nhật, M.M. (2017). Biến đổi trong hoạt động kinh tế của người Cơ-ho tỉnh Lâm Đồng từ đổi mới đến nay. Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, tập 7, số 4 (568-586).
Cục Thống kê Lâm Đồng. (2019). Số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
Đàm, N.C & Lĩnh, T.C. (1969). Cao nguyên Việt Nam yêu dấu. Gấm hoa Sài Gòn xuất bản lần thứ nhất.
Giang, C.L, & Ánh, T. (1974). Cao nguyên miền Thượng (Quyển Thượng, Quyển Hạ). Sài Gòn: Nxb. Khai Trí.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. (2021). Giáo trình Xã hội học trong lãnh đạo quản lý (dành cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.
Hào, P.X. (2021). Dự báo đúng xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội để xây dựng chính sách và quản lý phù hợp. Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày 4/4/2021.
Hoa, N.T.K. (2021). Tác động của biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay. Mã số: CTDT.33.18/16-20). Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2023).
Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.
Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025.
Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 04/01/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Thu, N.T.B. (2024). Số liệu điều tra, khảo sát thuộc đề tài “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng bộ dư địa chí các dân tộc thiểu số Lâm Đồng”. Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc chủ trì.
Thư, T.S. (1999). Dân tộc, dân cư Lâm Đồng. Hà Nội: Nxb. Thống kê.
Tòa Thị chính Đà Lạt. (1953). Địa chí Đà Lạt. Dịch giả Nguyễn Hữu Tranh. In ronêô (2000).
Tổng cục Thống kê & Ủy ban Dân tộc. (2015). Điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số.
Tổng cục Thống kê & Ủy ban Dân tộc. (2019). Số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019.
UBND TP. Đà Lạt. (2008). Địa chí Đà Lạt. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp.
UBND tỉnh Lâm Đồng. (2001). Địa chí Lâm Đồng. Hà Nội: Nxb. Văn hóa dân tộc.
Yersin.A, Nguyên Ngọc dịch. (2023). Những chuyến du hành qua xứ Thượng Đông Dương. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ.