PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở VIỆT NAM

Các tác giả

  • Phạm Xuân Thu Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
  • Phú Văn Hẳn Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
  • Nguyễn Duy Dũng Học viện Dân tộc

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/200

Tóm tắt

Bài viết này tiến hành nghiên cứu về sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Chăm tại Việt Nam với việc khảo sát đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Chăm năm 2019 và so sánh với đời sống kinh tế - xã hội của họ cách đây 10 năm. Việc phân tích và đánh giá được thực hiện từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 2800 mẫu là những người đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tại 7 tỉnh của Việt Nam, với các tiêu chí đánh giá sự phát triển như kinh tế, giáo dục - đào tạo, dịch vụ chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng người Chăm tại Việt Nam vào năm 2019 so với cách đây 10 năm (2008).
Theo kết quả phân tích và đánh giá cho thấy, hiện trạng đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Chăm tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn (theo từng tiêu chí), tuy nhiên, so với cách đây 10 năm, thì có sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Chăm. Qua quan sát thực tế, cùng với việc đúc kết về sự phát triển kinh tế - xã hội cho các cộng đồng cự dân, tác giả cũng gợi ý một số đề xuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo

Chukuwka, & Benedict, A. (2000). Poverty and Social Development in Africa. In B. Laabas (Ed.), Building and Sustaining the Capacity for Social Policy Reforms (pp. 47–87). Aldershot, England: Ashgate.

Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc. (2009). Người Chăm.

Hẳn, P. V. (2020). Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững ở dân tộc hiện nay.

Nam, L. H. (2019). Chuyển đổi KT-XH đồng bào dân tộc Chăm tại Ninh Thuận – Bình thuận. Luận án tiến sỹ.

Thủ tướng Chính phủ. (1998). Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn I). Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998.

Thủ tướng Chính phủ. (2004a). Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khan. Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004.

Thủ tướng Chính phủ. (2004b). Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự đối với đồng bào Chăm trong tình hình mới. Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg.

Thủ tướng Chính phủ. (2006). Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006.

Thủ tướng Chính phủ. (2008). Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Quyết định số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

Thủ tướng Chính phủ. (2009). Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.

Thủ tướng Chính phủ. (2016a). Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016.

Thủ tướng Chính phủ. (2016b). Phê duyệt các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020. Quyết định số 2085/QĐ-TTg.

Thủ tướng Chính phủ. (2022). Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025. Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022.

Tổng cục Thống kê (GSO). (2019). Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số 2019.

Ủy ban Dân tộc (CEMA). (2015). Kết quả Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2015.

Ủy ban Dân tộc (CEMA). (2019). Kết quả Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2019.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-09-29

Số

Chuyên mục

CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC