PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Tóm tắt

Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Vì vậy, bình đẳng và đoàn kết các dân tộc là đường lối chủ trương của Đảng ta đã xác định ngay từ khi mới thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trải qua các giai đoạn lịch sử, truyền thống đoàn kết dân tộc luôn được phát huy, củng cố. Trong thời kỳ đất nước bước vào kỷ nguyên hiện đại và hội nhập quốc tế, giá trị đại đoàn kết toàn dân lại càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là cội nguồn sức mạnh quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

Tóm tắt

Hệ thống chính trị có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân,... Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chính sách dân tộc. Nhận thức rõ vai trò của công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đối với sự phát triển của đất nước, trong đó vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống chính trị trong việc huy động các nguồn lực cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VỮNG MẠNH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Tóm tắt

Hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một bộ phận của hệ thống chính trị Việt Nam, được tổ chức và vận hành theo cơ cấu chung của hệ thống chính trị Việt Nam, với đầy đủ các yếu tố, bộ phận cấu thành cùng các chức năng và nhiệm vụ thống nhất; có địa bàn hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần quan trọng “trong việc tổ chức và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư”, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Giới thiệu về Tạp chí

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (VJEMR) là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận của Học viện Dân tộc Việt Nam (VAEM), Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép số 1421 ngày 31 tháng 8 năm 2011 và có mã số chuẩn quốc tế ISSN 0866 - 773X. Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số được xuất bản định kỳ 04 kỳ/năm nhằm mục đích: Thông tin kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; Cung cấp cơ sở khoa học, lý luận để các cơ quan, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách và hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; Tạo diễn đàn trao đổi thông tin khoa học, nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc. Để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc thiểu số đều trải qua một quy trình chặt chẽ, khách quan bởi các nhà khoa học và chuyên gia có uy tín. đầu ngành trong lĩnh vực công tác dân tộc của Việt Nam và thế giới.

Thông báo

Tăng tần suất xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc lên 02 tháng/số từ năm 2025

2024-12-24

Bắt đầu từ năm 2025, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc sẽ tăng tần suất xuất bản và phát hành từ 03 tháng/số lên 02 tháng/số theo Giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử số 322/GP-BTTTT, ngày 31/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Đọc thêm về Tăng tần suất xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc lên 02 tháng/số từ năm 2025

Số hiện tại

T. 14 S. 1 (2025): Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số 1 năm 2025
					Xem T. 14 S. 1 (2025): Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số 1 năm 2025
Đã Xuất bản: 2025-02-09

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ

Xem Tất cả Các số